Răng khểnh là răng như thế nào?
Răng khểnh là cách gọi dân gian để chỉ chiếc răng nanh (răng số 3) mọc lệch ra ngoài hàng răng, thường chếch lên phía trên hoặc hơi nhô ra ngoài khi cười. Đa số răng khểnh xuất hiện ở hàm trên, bên trái hoặc phải. Một số người có cả hai bên nhưng trường hợp này không nhiều.
(nguồn: internet)
Tại sao chúng ta lại thấy răng khểnh đẹp
Có một thời, răng khểnh từng khá “hot” ở Việt Nam. Người có răng khểnh thường nhận được những lời khen như “cười có cái răng khểnh nhìn duyên ghê” hay “có nét dễ thương riêng”. Nhiều người cho rằng răng khểnh tạo nên nét duyên ngầm, dù thực chất, răng này không hẳn “đẹp” theo chuẩn nha khoa.
Nụ cười răng khểnh của idol cũng ảnh hưởng đến gu thẩm mỹ của nhiều người
Sở dĩ răng khểnh được yêu thích phần lớn là do góc nhìn thẩm mỹ mang tính cảm xúc, văn hoá và cá nhân. Ở Nhật Bản, răng khểnh được gọi là “yaeba” (tạm dịch nghĩa là răng hai lớp) từng là một xu hướng thẩm mỹ rất phổ biến. Có thời điểm, nhiều bạn trẻ sẵn sàng bỏ tiền ra gắn răng khểnh giả chỉ để có được nụ cười “tự nhiên và dễ thương”. Điều này bắt nguồn từ văn hoá yêu chuộng nét ngây thơ, tinh nghịch trong hình ảnh phụ nữ Nhật Bản.
Dưới đây là một số lý do khiến nhiều người (đặc biệt ở châu Á) cảm thấy răng khểnh đáng yêu:
-
Tạo cảm giác lạ mắt nhưng tự nhiên. Sự lệch nhẹ này khiến gương mặt không quá hoàn hảo, nhưng lại trở nên mềm mại và gần gũi hơn.
-
Ảnh hưởng từ văn hoá đại chúng, người nổi tiếng. Một số idol, diễn viên có răng khểnh từng khiến xu hướng này trở nên phổ biến.
-
Tâm lý gán giá trị cho điểm khác biệt. Những đặc điểm như má lúm đồng tiền, nốt ruồi son hay răng thỏ cũng giống như răng khểnh không phổ biến, nhưng nếu hợp mặt thì lại được xem là “duyên”, “độc lạ”, “có nét riêng”.
Ngược lại, ở phương Tây, răng khểnh lại không được xem là nét đẹp. Với chuẩn thẩm mỹ kiểu “Hollywood smile”, một hàm răng đẹp phải đều – thẳng – trắng. Răng mọc lệch, kể cả răng khểnh, thường được xem là vấn đề cần can thiệp chỉnh nha càng sớm càng tốt.
Răng khểnh có hại không
Dưới góc nhìn nha khoa, răng khểnh thực chất là răng mọc sai vị trí, thường do cung hàm thiếu chỗ khiến răng nanh (răng số 3) bị đẩy lệch ra khỏi hàng. Dù nhiều người xem đó là nét duyên, nhưng nếu không theo dõi kỹ, răng khểnh có thể gây ra một số vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Một số rủi ro phổ biến của răng khểnh bao gồm:
-
Khó vệ sinh sạch hoàn toàn: Răng khểnh thường chen chúc hoặc nằm lệch, dễ tạo khe giắt thức ăn, lâu dần dễ gây sâu răng, viêm nướu, hôi miệng.
-
Lệch khớp cắn: Răng nanh đóng vai trò quan trọng trong hướng dẫn khớp cắn. Nếu mọc lệch, nó có thể ảnh hưởng đến cách hai hàm tiếp xúc nhau, gây mỏi hàm hoặc đau cơ nhai.
-
Ảnh hưởng thẩm mỹ tổng thể: Không phải ai cũng hợp với răng khểnh. Trong nhiều trường hợp, răng khểnh khiến nụ cười lệch hoặc khuôn mặt mất cân đối.
-
Gây sai lệch toàn hàm nếu không xử lý sớm: Khi răng khểnh chiếm không gian, các răng kế cận dễ bị đẩy lệch theo thời gian, khiến việc chỉnh nha sau này phức tạp hơn.
Nên nhổ hay niềng răng khểnh
Không phải răng khểnh nào cũng cần nhổ. Có nhiều trường hợp, răng khểnh chỉ mọc lệch nhẹ, không ảnh hưởng đến khớp cắn hay sức khỏe răng miệng thì có thể giữ lại, không cần can thiệp.
Tuy nhiên, nếu răng khểnh gây ra các vấn đề sau thì nha sĩ thường khuyên nên niềng răng, thậm chí nhổ bỏ trong một số trường hợp đặc biệt:
- Răng khểnh làm lệch khớp cắn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ chung của khuôn mặt
- Gây khó vệ sinh, dễ mắc thức ăn, dẫn đến sâu răng hoặc viêm nướu
- Làm chen chúc răng khác, khiến cung hàm mất cân đối
- Khi niềng răng toàn hàm, nếu không đủ chỗ, răng khểnh thường là lựa chọn ưu tiên để nhổ (do mọc sai vị trí)
Việc nên nhổ hay niềng còn tuỳ thuộc vào: Độ lệch của răng khểnh, hình dáng và vị trí cung hàm, mức độ ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ. Tốt nhất bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ chụp phim, đo phân tích khớp cắn. Từ đó, bác sĩ mới có thể đưa ra quyết định chính xác, có cần giữ lại hay phải xử lý răng khểnh.
Lời kết
Việc răng khểnh có cần niềng hay không không thể chỉ nhìn bằng mắt thường là đánh giá được. Một chiếc răng có thể “duyên” với người này nhưng lại là “nỗi phiền” với người khác, nhất là khi nó ảnh hưởng đến khớp cắn hoặc sức khỏe răng miệng về lâu dài.
Nếu bạn đang băn khoăn không biết có nên niềng hay giữ lại răng khểnh, hãy để bác sĩ giúp bạn kiểm tra kỹ hơn. Đặt lịch tư vấn trực tiếp qua số điện thoại 0935 981 846 hoặc gửi hình ảnh răng của bạn qua fanpage để được hỗ trợ nhanh chóng nhé!
Niềng răng có đau không? 9 Cách giúp bạn giảm đau khi niềng
Nhiệt miệng khi niềng răng phải làm sao? 4 Cách xử lý để không bỏ cuộc giữa chừng